Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
2 tháng 1 2017 lúc 14:13

Đáp án

- Chép thuộc lòng:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữu tấm lòng son.”

- Bài thơ “Bánh trôi nước” gồm hai lớp nghĩa:

   + Nghĩa thứ nhất: Miêu tả bánh trôi nước khi đang được luộc chín.

   + Nghĩa thứ hai: phản ánh vẻ đẹp, phẩm chất và thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ.

- Trong hai nghĩa trên nghĩa thứ hai quyết định giá trị bài thơ. Vì nó thể hiện tư tưởng ý đồ mà tác giả muốn gửi gắm vào tác phẩm, đó cũng là mục đích ra đời của bài thơ đó là nhà thơ muốn nói lên vẻ đẹp của người phụ nữ: hình thể xinh đẹp, phẩm chất trong trắng, dù gặp cảnh ngộ nào cũng vẫn giữ được tấm lòng son sắt, thủy chung.

Bình luận (0)
meowpeo
Xem chi tiết
Thiên
18 tháng 2 2020 lúc 9:55

Thân em vừa trắng, lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

- Bài thơ Bánh trôi nước có 2 nghĩa:

+ Với nghĩa thứ nhất, bánh trôi nước đã được miêu tả như sau : bánh làm bằng bột nếp màu trắng có hình tròn, nhân bằng đường phèn. Khi luộc trong nước sôi bánh chín thì nổi lên, chưa chín thì chìm xuống.

+ Với nghĩa thứ hai, phẩm chất và thân phận của người phụ nữ được thể hiện như sau :

.Hình thức : xinh đẹp

.Thân phận : chìm nổi bấp bênh

. Phẩm chất : cao quí, dù gặp cảnh ngộ nào vẫn giữ tấm lòng chung thủy, sắt son.

. Nghĩa thứ 2 làm nên giá trị bài thơ.

Trong hai nghĩa , nghĩa thứ 2 là nghĩa chính. Nghĩa trước là phương tiện để nhà thơ chuyển tải nghĩa thứ hai. Nhờ có nghĩa thứ hai mà bài thơ mới có giá trị tư tưởng.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
31 tháng 12 2019 lúc 4:23

Đáp án

- Bài thơ “Bánh trôi nước” gồm hai lớp nghĩa:

   + Nghĩa thứ nhất: Miêu tả bánh trôi nước khi đang được luộc chín.

   + Nghĩa thứ hai: phản ánh vẻ đẹp, phẩm chất và thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ.

- Trong hai nghĩa trên nghĩa thứ hai quyết định giá trị bài thơ. Vì nó thể hiện tư tưởng ý đồ mà tác giả muốn gửi gắm vào tác phẩm, đó cũng là mục đích ra đời của bài thơ đó là nhà thơ muốn nói lên vẻ đẹp của người phụ nữ: hình thể xinh đẹp, phẩm chất trong trắng, dù gặp cảnh ngộ nào cũng vẫn giữ được tấm lòng son sắt, thủy chung.

Bình luận (0)
tran thai vinh
Xem chi tiết
Suu ARMY
12 tháng 6 2018 lúc 12:47

1+2. QUA ĐÈO NGANG

Bước tới đèo ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen đá lá chen hoa

Lom khom dưới núi tiều vài chú 

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

Nhớ nước đau lòng , con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng , cái gia gia

Dừng chân đứng lại ,trời , non , nươcs 

Một mảnh tình riêng , ta với ta .

                      HUYỆN THANH QUAN 

   BÁNH TRÔI NƯỚC

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Ba chìm bảy nổi với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giư tấm lòng son . 

                         HỒ XUÂN HƯƠNG

3. 

    Với phong cách trang nhã , bài thơ " Qua Đèo Ngang " cho thấy cảnh tượng Đèo ngang thoãng đãng mà heo hút ,thấp thoáng có sự sống của con người nhưng còn hoang sơ , đồng thời thể hiện nỗi nhớ nước thuyơng nhà , nỗi buồn thầm lặng cô đơn của tác giar

Bình luận (0)
Suu ARMY
12 tháng 6 2018 lúc 12:52

mình tự nhớ đêí nha .mh cho em họ sách hết r . nên cx ko có sách mà trl câu 4. xin lỗi nhưng ủng hộ tui nha 

~ HOK TỐT ~

Bình luận (0)
Người Vô Hình
Xem chi tiết
𝚈𝚊𝚔𝚒
24 tháng 10 2017 lúc 12:14

Bài thơ "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương có 4 lớp nghĩa. Nghĩa thứ nhất là tả thực cái bánh trôi nước, một món ăn dân tộc làm bằng bột nếp sắc trắng, dáng bánh tròn, nhân bánh bằng đường phên (lấm lòng son).
 Bánh được nấu, được luộc trong nồi nước sôi (bảy nổi ba chìm). Bánh ngon hoặc dở, rắn hoặc nát là do bàn tay nhào bột nặn bánh. Hình ảnh chiếc bánh trôi được tả rõ ràng.

Bài thơ còn có 3 nghĩa nữa. Câu thơ thứ nhất với hai tiếng “thân em”, với từ "trắng" và "tròn" gợi lên sự liên tưởng về vẻ đẹp duyên dáng, trinh trắng của cô thiếu nữ Việt Nam.

Hai câu 2, 3 mang hàm nghĩa về thân phận "bảy nổi ba chìm", về cuộc đời “rắn nát ”của người phụ nữ trong xã hội phong kiến ngày xưa.

Hình ảnh "tấm lòng son" ở câu thơ thứ tư ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam đó là tấm lòng son sắt thủy chung.
Chính những lớp nghĩa (2, 3 ,4) ấy mới làm nên giá trị nhân văn bài thơ "Bánh trôi nước"

Bình luận (0)
Sooya
24 tháng 10 2017 lúc 12:10

bánh trôi rất ngon

Bình luận (0)
Hoàng Phương Thảo
24 tháng 10 2017 lúc 12:25

bài thơ bánh trôi nc có 2 lớp nghĩa:

+ bánh trôi là một món ăn truyền thống của nhân dân ta

+ bánh trôi là hình ảnh biểu tượng cho người phụ nữ trong xã hội xưa .

Bình luận (0)
Bin Đỗ
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
23 tháng 10 2019 lúc 4:27

- Hình ảnh người phụ nữa quyết định ý nghĩa và giá trị bài thơ vì tác giả muốn mượn hình ảnh bánh trôi nước để nói về số phận, cuộc đời bất hạnh, long đong, lận đận của người phụ nữ trong xã hội xưa từ đó làm lên giá trị nhân văn cho bài thơ

Bình luận (0)
Hoa Dang
Xem chi tiết
Xem chi tiết
•๛♡长เℓℓëɾ•✰ツ
17 tháng 4 2020 lúc 15:58

Trả lời:

- Chép thuộc lòng:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữu tấm lòng son.”

- Bài thơ “Bánh trôi nước” gồm hai lớp nghĩa:

   + Nghĩa thứ nhất: Miêu tả bánh trôi nước khi đang được luộc chín.

   + Nghĩa thứ hai: phản ánh vẻ đẹp, phẩm chất và thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ.

- Trong hai nghĩa trên nghĩa thứ hai quyết định giá trị bài thơ. Vì nó thể hiện tư tưởng ý đồ mà tác giả muốn gửi gắm vào tác phẩm, đó cũng là mục đích ra đời của bài thơ đó là nhà thơ muốn nói lên vẻ đẹp của người phụ nữ: hình thể xinh đẹp, phẩm chất trong trắng, dù gặp cảnh ngộ nào cũng vẫn giữ được tấm lòng son sắt, thủy chung.

                                                ~Học tốt!~

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
đỗ thị duyên
Xem chi tiết
Rykels
16 tháng 12 2021 lúc 20:29

Thơ ca là tiếng nói của tâm hồn, là tiếng nói của tình cảm con người, thuộc phương thức trữ tình, thơ lấy điểm tựa là sự bộc lộ thế giới nội cảm của nhà thơ, những rung động mãnh liệt của trái tim nghệ sĩ trước cuộc đời. Nhận xét về thơ ca có ý kiến cho rằng:

Thơ là tiếng lòng

“Tiếng lòng” của Bác đc thể hiện rất rõ qua 2 bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng.

    “Tiếng lòng” là những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc của tác giả được gửi gắm qua tác phẩm. Trong 2  bài thơ, tâm hồn của nhà thi sĩ, người chiến sĩ Hồ Chí Minh là tình cảm với thiên nhiên, lòng yêu nc sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác.

    Cả 2 bài thơ đều được Bác sáng tác vào giai đoạn đầu của kháng chiến chống Pháp. Bài thơ Cảnh khuya được viết ở chiến khu Việt Bắc, trong một đêm trăng đẹp, Bác ngắm cảnh và viết lên những vần thơ tuyệt đẹp. Bài thơ lột tả vẻ đẹp của thiên nhiên, núi rừng đồng thời gửi gắm bên trong tâm sự của người lãnh đạo, lo lắng tương lai và vận mệnh của đất nước. Rằm tháng giêng là bài thơ ra đời trong một đêm trăng rằm. Bác cùng với các cán bộ có cuộc họp quan trọng, buổi họp kết thức khi trời đã khuya, Bác cùng các cán bộ trở về bằng thuyền. Lấy cảm hứng từ đêm trăng rằm, Bác viết bài thơ để ghi lại khoảng khắc tuyệt đẹp từ thiên nhiên.

    “Tiếng lòng” trg 2 bài thơ trước hết đc thể hiện qua tình yêu thiên nhiên tha thiết. Trg bài thơ Cảnh khuya, thiên nhiên hiện lên sống động, bình dị mà lung linh huyền ảo.

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa

“Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”
 

Tiếng suối chảy róc rách, văng vẳng mơ hồ khiến nhà thơ tưởng như có tiếng hát êm ái, trong trẻo, ngân xa của ai đó vọng lại làm cho đêm rừng chiến khu bỗng trở nên gần gũi thân thương vs con người.  Phép so sánh ấn tượng: tiếng suối là âm thanh của thiên nhiên, lạnh lẽo, mơ hồ nay được được so sánh với “tiếng hát” của con người nhờ vậy mà trở nên gần gũi, ấm áp. Bài thơ vẽ nên một hinnhf ảnh hữu tình, ấm cúng: ánh sáng của trăng bao trùm lên cây cổ thụ, bóng cây đổ xuống lại bao trùm lên hoa tôn lên vẻ đẹp của nhau. Điệp từ lồng đc nhắc đi nhắc lại hai lần tạo nên âm hưởng ngọt ngào cho câu thơ. Còn trg bài thơ Rằm tháng giêng, thiên nhiên hiện lên là vẻ đẹp lồng lộng, bát ngát trăng vàng giữa dòng sông mênh mông của đêm nguyên tiêu.

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên;

Bầu trời, vầng trăng và dòng sông tưởng như ko có giới hạn. Điệp từ “xuân” đc nhắc đi nhắc lại 3 lần mang âm điệu bay bổng, gợi cảm giác trg trẻo, rộng lớn, thanh bình. Thuỷ, nguyệt, thiên vốn là những chất liệu của thi ca cổ nhưng Bác đã có sự sáng tạo tài hoa để làm nổi bật cái thần của bức tranh “nguyên tiêu” tươi sáng rực rỡ tràn đầy sức sống của con người và vạn vật. Phải là người yêu thiên nhiên, mang trg mình tâm hồn của 1 người thi sĩ, biết thưởng thức, biết rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên thì Bác mới vẽ nên 1 bức tranh đẹp đến như vậy.

     Bên cạnh đó “tiếng lòng” cũng đc thể hiện qua tình yêu nước sâu sắc của Bác.  

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Trg bức tranh đêm rừng chiến khu, xuất hiện hình ảnh con người “chưa ngủ”. Thì ra Người “chưa ngủ” ko phải vì bắt gặp vẻ đẹp tinh tế của thiên nhiên mà còn vì “lo nỗi nc nhà”, lo cho cuộc chiến đấu giành độc lập của dân tộc Việt Nam.

Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.

Hình ảnh Bác, người chiến sĩ hiện lên đẹp như trg huyền thoại ở nơi bàn chuyện hệ trọng sống còn của đất nc, Người vẫn vừa say đắm tận hưởng vầng trăng viên mãn vừa bàn “việc quân”. Con thuyền chở những bí mật quân sự, chở vị lãnh tụ hết mình lo cho dân, lo cho vận mệnh đất nước.

Phong thái ung dung, lạc quan cũng thể hiện “tiếng lòng” của Người. Hai bài thơ này được Bác viết trong những năm đầu kháng Pháp vô cùng khó khăn gian khổ, đã biểu hiện tâm hồn và phong thái của Bác Hồ. Những rung động tinh tế và dồi dào của một tâm hồn nghệ sỹ trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước, đã sáng tạo nên những bức tranh đẹp về cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc.Người lo lắng cho đất nước nhưng trong tâm hồn, Bác vẫn dành cho thiên nhiên những niềm ưu ái, vẫn ung dung làm việc, vẫn ung dung, chan hoà cùng ánh trăng thơ mộng của núi rừng.

Tóm lại, đó là sự kết hợp giữa con người thi sĩ và con người chiến sĩ, giữa chất thép và chất trữ tình, giữa yêu nc và yêu thiên nhiên.

Hai bài thơ "Cảnh khuya" và "Rằm tháng giêng" là hai tác phẩm ngắn gọn mà độc đáo, đọng lại trong tâm hồn độc giả bao xúc cảm tinh khôi. Thế hệ trẻ đọc thơ Bác cũng là để trái tim được bồi đắp thêm tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước.

Bình luận (0)